Nguồn nước sinh hoạt tại nhà bạn bị nhiễm phèn do có chứa nhiều tạp chất mang tính kiềm độc hại. Sử dụng loại nước này trong thời gian dài sẽ làm cho da bị phồng, khô và bong tróc. Khi sử dụng nguồn nước để ăn uống thì có thể mắc các bệnh về tiêu hóa.
Chính vì thế lọc nước phèn chính là biện pháp tối ưu nhất. Tuy nhiên, sau một thời gian dài sử dụng, việc thay lõi lọc nước phèn là cực kì cần thiết để đảm bảo sức khỏe cho chính gia đình bạn.
Nước bị nhiễm phèn có màu vàng đục, mùi hôi tanh, khi nếm thử thì nước có vị hơi chua. Các chỉ số đánh giá chất lượng nguồn nước trên mức cho phép như TDS, độ cứng của nước, độ pH có thể sẽ vượt mức cho phép. Do đó, việc sử dụng thiết bị xử lí lọc nước phèn là cần thiết trong các gia đình hiện nay.
Nguồn nước nhà bạn có thể bị nhiễm phèn do đặc tính thổ nhưỡng đất phèn gây ra, điều này thường xảy ra ở các vùng đồng bằng. Các đường ống dẫn nước bằng sắt cũng sẽ bị ăn mòn và hoen gỉ nhanh hơn khi chứa nước bị nhiễm phèn theo thời gian.
Hiện nay, trước tình trạng nguồn nước bị ô nhiễm đã tác động nghiêm trọng đến tầng nước ngầm dẫn đến giảm chất lượng nước và khả năng nhiễm một số tạp chất độc hại: amoni, asen, nitrit, H2S, chì…gây hại cho sức khỏe con người.
Nguồn nước bị nhiễm phèn có hiện tượng nước có vị hơi chua, có mùi hôi tanh và màu nước ngả vàng. Khi để nước nhiễm phèn trong xô chậu từ 10 – 15 phút thì xảy ra hiện tượng nước kết tủa, nối một lớp váng trên mặt nước và chuyển sang màu vàng gạch. Nếu nguồn nước nhà bạn đang nhiễm phèn, quần áo sau một thời gian giặt sẽ bị xỉn màu và ố vàng, đặc biệt với quần áo màu trắng. Ngoài ra, nếu bạn pha nước chè và thấy nước có màu sậm, khi uống có mùi hơi tanh thì nguồn nước nhà bạn đã bị nhiễm phèn.
Nguồn nước bị nhiễm phèn khi sử dụng có ảnh hưởng rất xấu tới sức khỏe
Theo nhiều nghiên cứu cho biết: Nếu sử dụng nguồn nước nhiễm phèn sẽ dễ mắc các chứng bệnh như: da bị dị ứng, viêm đường ruột, tiêu chảy…Khi sử dụng nước giếng khoan trong một thời gian dài có thể sẽ có nguy cơ mắc nhiều loại bệnh mãn tính, thậm chí là các bệnh ung thư…vì trong nguồn nước nhiễm phèn còn có các loại vi khuẩn, các kim loại nặng độc hại như: thủy ngân, asen, nitrat…
- Thạch tín (asen) có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư da hoặc phổi
- Thủy ngân trong nước gây rối loạn hệ thần kinh trung ương
- Nitrat là bazo gây nguy hiểm cho sức khỏe ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là sức khỏe của trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi.
- Sunfat gây ra các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa như kiết lị, tiêu chảy.
Do đó, bạn cần sử dụng máy lọc nước phèn là cách xử lí nguồn nước phèn hiệu quả để tránh gây hại cho sức khỏe các thành viên trong gia đình.
Sử dụng nước nhiễm phèn có thể gây hiệu quả nghiêm trọng cho con người
Thực chất của phương pháp xử lý phèn là quá trình xử lý sắt. Khử sắt bằng làm thoáng là làm giàu oxy cho nước, tạo điều kiện để Fe2+ oxy hóa thành Fe3+ thực hiện quá trình thủy phân để tạo thành hợp chất ít tan Fe(OH)3 rồi dùng bể lọc để giữ lại.
Khi cho vôi vào nước, độ pH của nước tăng lên. Ở điều kiện giàu ion OH-, các ion Fe2+ thuỷ phân nhanh chóng thành Fe(OH)2 và lắng xuống một phần, thế ôxy hoá khử tiêu chuẩn của hệ Fe(OH)2/Fe(OH)3 giảm xuống, do đó sắt(II) dễ dàng chuyển hoá thành sắt (III). Sắt (III) hyđroxyt kết tụ thành bông cặn, lắng trong bể lắng và có thể dễ dàng tách ra khỏi nước.
Phương pháp này đơn giản và có thể sử dụng cho quy mô hộ gia đình. Là vật liệu dễ tìm kiếm, an toàn, bạn có thể sử dụng tro bếp để xử lý nước nhiễm phèn
Sử dụng bình lọc nước nhiễm phèn là một giải pháp khá hiện đại, tiện lợi và đang được sử dụng phổ biến, mang lại hiệu quả lọc cao, đáp ứng được nhu cầu sử dụng nước sạch của người dùng. Bộ lọc thô đầu nguồn dành cho nước giếng khoan bạn nên sử dụng cột lọc phèn bên trong chứa các vật lọc chuyên dụng là một thiết bị chuyên xử lí đối với nguồn nước đầu vào là nguồn nước giếng khoan, hoặc các nguồn nước ngầm khác.
Song song với việc hoạt động và xử lý nước nhiễm phèn, việc lọc nước liên tục và thường xuyên cũng dẫn đến tình trạng lõi lọc hoạt động không đúng như mong muốn, tình trạng tắc và nhiễm khuẩn lại trong nước bắt đầu xảy ra.
Nhiều câu hỏi xoay quanh về lõi lọc phèn sau đây Lọc Phèn chúng tôi đi sâu vào phân tích để quý khách nắm rõ khi nào cần thay lõi lọc nước phèn cho hệ thống lọc nước cho gia đình mình.
Hệ thống lọc nước sinh hoạt gia đình có thời gian thay lõi từ 1,5 – 4 năm, tùy vào nguồn nước, lưu lượng nước sử dụng của từng gia đình, xúc xả hệ thống lọc nước định kì mà thời gian thay lõi cũng khác nhau.
Khi nào thì nên thay lõi lọc nước phèn? Khi ta sử dụng nước đang bình thường thì một hôm đẹp trời nước nhà mình lại có màu vàng, có cặn dưới đáy xô. Việc đầu tiên ta cần làm là tiến hành xúc xả hệ thống lọc nước nhà mình. Sau khi tiến hành xúc xả mình sử dụng tầm 1 – 2 ngày nước chưa ổn định nên sẽ còn thấy hơi đục. Nhưng qua tới ngày thứ 3, thứ 4, thứ 5 mà nước vẫn không trở lại tình trạng ban đầu thì chúng ta nên nghĩ tới việc thay lõi hệ thống lọc nước nhà mình. Vì phèn bám quá nhiều trong trụ lọc dẫn tới hệ thống mất khả năng lọc phèn. Nếu quý khách có nhu cầu thì đừng ngần ngại hãy gọi ngay cho công ty chúng tôi, chúng tôi sẽ có nhân viên kĩ thuật xuống tận nơi để tiến hành thay lõi hệ thống lọc cho quý khách.
Nếu bạn có nhu cầu thay lõi lọc nước phèn uy tín và chất lượng, bạn có thể đến với Lọc Phèn. Chúng tôi cam kết những sản phẩm và dịch vụ của chúng tôi đều đảm bảo tính chất lượng và uy tín. Cùng với đó, chúng tôi sở hữu đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và tận tình nhất hiện nay, hứa hẹn đem lại cho các bạn những giờ phút tận hưởng dịch vụ tốt nhất và uy tín nhất.
Mọi thông tin chi tiết về sản phẩm mời các bạn liên hệ ngay với chúng tôi qua website: https://locphen.net/ hoặc hotline: 0903 945 568
Đánh giá:
Gửi đánh giá của bạn về bài viết: | Gửi đánh giá |
Chia sẻ bài viết: