Xử lý nước giếng khoan trước khi đưa vào sử dụng là rất cần thiết, đặc biệt trong hoàn cảnh hiện nay khi nguồn nước giếng khoan đang ngày càng trở nên ô nhiễm nghiêm trọng. Vậy những với công nghệ lọc nước hiện đại, nguồn nước giếng khoan có thể được xử lý một cách hiệu quả. Quy trình xử lý nước giếng khoan được nghiên cứu đưa vào các hệ thống lọc nước một cách khoa học giúp đạt được hiệu quả lọc nước tối ưu.
Xem thêm
→ Thông tin chi tiết về cột lọc nước inox 304
- Nước giếng khoan là nước ngầm dưới lòng đất được khai thác từ các tầng chứa nước dưới đất nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng nước của con người như: ăn, uống, tắm giặt, tưới tiêu, sản xuất...
- Chất lượng của nước giếng khoan phụ thuộc vào thành phần khoáng hoá và cấu trúc địa tầng mà nước thấm qua. Vì thế khi nước đi địa tầng chứa cát và granit thường có tính axit và chứa ít khoáng chất, khi nước chảy qua địa tầng có đá vôi thì nước có độ cứng cao. Nước ngầm thường có các đặc tính sau:
+ Độ đục thấp
+ Nhiệt độ và thành phần hoá học tương đối ổn định
+ Không có oxi nhưng có chứa nhiều khí như: H2S, CO2,
+ Có nhiều chất khóng hoà tan như Sắt, mangan, canxi, magie, flo...
+ Không có mặt của vi sinh vật.
- Không giống nước bề mặt ( nước ao, hồ, sông. suối), trong nước giếng khoan không có các hạt keo hay các hạt cặn lơ lửng, các chỉ tiêu vi sinh trong nước giếng khoan cũng tốt hơn so với nước bề mặt. Trong nước giếng hầu như không chứa rong tảo. Thành phần đáng quan tâm nhất trong nước giếng khoan chính là các chất hoà tan. Các tạp chất hoà tan này có mặt chủ yếu do cấu trúc địa tầng khu vực nước ngầm chảy qua. Ở những vùng có điều kiện phong hoá tốt, có nhiều chất thải bẩn và mưa nhiều thì các chất hữu cơ, chất khoáng hoà tan, chất mùn lâu ngày sẽ theo nước mưa thấm vào trong nước ngầm.
- Ngoài ra nước ngầm cũng bị ô nhiễm do các chất thải từ con người, động vật, các hoá chất độc hại dùng trong công nghiệp và nông nghiệp thải ra môi trường mà không qua xử lý tất cả chúng sẽ từ từ thấm vào trong nước ngầm gây ô nhiễm nguồn nước.
Một số nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước
Một trong những tình trạng hay gặp nhất của nguồn nước giếng khoan là nước nhiễm phèn. Tùy theo mức độ nhiễm phèn nặng, nhẹ của nguồn nước mà chúng ta có thể nhận định được bằng mắt thường hay không. Tuy nhiên theo các con số nghiên cứu, hầu hết nước giếng khoan được khai thác ở nước ta đều có chứa hàm lượng phèn nhất định.
Với nguồn nước nhiễm sẽ phèn gây ra những hiệu quả như:
Gây ra nhiều bệnh cho người như các bệnh về tiêu hóa, đặc biệt là những trẻ nhỏ khi sử dụng nước giếng khoan rất dễ đau bụng và rối loạn tiêu hóa
Mắc nhiều bệnh về da, thận, tim,…và là nguyên nhân gây ra căn bệnh ung thư nguy hiểm. Thậm chí hiện nay chúng ta vẫn thường đọc báo thấy những nơi ung thư theo vùng, cả làng mắc bệnh, và nguyên nhân không thể bỏ qua là do nguồn nước.
Nguồn nước nhiễm phèn làm cho những thiết bị tiếp xúc nhiều với nước như vòi nước, bồn rửa mặt, bồn tắm,… bị ố vàng
Làm tắc các đường ống như hệ thống dẫn nước máy giặt, gây hỏng các thiết bị trong gia đình
Gây ố vàng và mục nát quần áo khi giặt bằng nước nhiễm phèn.
Những tác hại nghiêm trọng từ nguồn nước giếng khoan bị nhiễm phèn
Mục đích của xử lý nước là loại bỏ các thành phần gây ô nhiễm ra khỏi nước giếng khoan nhằm cung cấp nước sạch an toàn về mặt hoá học và vi sinh đáp ứng nhu cầu ăn uống, sinh hoạt, dịch vụ, sản xuất...
+ Cung cấp nước chất lượng tốt, vị ngon, không bị đục, không có màu sắc, mùi vị lạ.
+ Cung cấp nước có đủ các thành phần khoáng chất cần thiết cho sức khoẻ.
+ Đảm bảo nước đạt chuẩn theo quy định của bộ y tế về nước ăn uống và sinh hoạt.
- Nước nhiễm sắt là loại nước rất hay gặp kể cả trong nước mặt và nước ngầm. Nước nhiễm sắt có nguyên nhân là do hai nguyên nhân chính:
+ Trong tầng địa chất nơi nước ngầm chảy qua có chứa sắt
+ Do tác động của con người: Nước thải từ các hoạt động như khai thác khoáng sản, các chất thải rắn trong công nghiệp và trong hoạt động sống của con người... cũng làm cho nước ngầm bị nhiễm sắt
- Có nhiều cách để xử lý nước nguồn giếng khoan nhiễm sắt . Sau đây là một số cách xử lý nước nhiễm sắt đơn giản, dễ làm cho hiệu quả cao
- Xử lý nước nhiễm sắt bằng phương pháp oxi hoá là tạo điều kiện để cho nước được tiếp xúc với oxi nhằm xúc tác quá trình chuyển hoá Fe2+ dạng hoà tan thành Fe3+ dạng kết tủa và lắng xuống đáy bể. Sau khi chuỗi phản ứng hóa học xảy ra thì các hợp chất sắt không tan sẽ bị loại bỏ nhờ quá trình lọc.
- Chúng ta thực hiện phương pháp này bằng cách tạo các dàn phun mưa để tăng diện tích tiếp xúc với môi trường không khí, nhờ vậy nước sẽ dễ dàng hấp phụ thêm O2 có trong không khí. Quy trình xử lý nước giếng khoan nhiễm sắt bằng phương pháp oxi hoá trải qua các công đoạn
+ Lấy oxi từ không khí để oxi hoá sắt và mangan hoá trị II ở dạng hoà tan trong nước thành sắt III và mangan IV kết tủa dễ lắng đọng để tách ra khỏi nước qua công đoạn lắng và lọc.
+ Khử khí CO2, H2S có trong nước, nâng cao Ph để đẩy nhanh quá trình oxi hoá, thuỷ phân sắt và mangan, nâng cao hiệu suất của công đoạn lắng và lọc.
+ Làm giàu oxi để tăng thế oxi hoá khử của nước, để dễ dàng thực hiện quá trình oxi hoá các chất hữu cơ trong quá trình khử mùi và màu của nước
+ Cách làm thoáng đơn giản là làm dàn phun mưa bằng ống nhựa đục lỗ nhỏ.
Mục đích của việc xây bể lắng là làm giảm hàm lượng cặn lơ lửng trong nước nhằm tăng hiệu quả lọc. Trong bể lắng các cặn bẩn có tỷ trong lớn hơn nước ở chế độ thuỷ lực thích hợp sẽ lắng xuống đáy bể. Thời gian lưu nước trong bể lắng phải đủ lâu để cặn lắng xuống.
Lọc là quá trình giữ lại các cặn bẩn trong nước có kích thước lớn hơn các lỗ rỗng tạo ra giữa các hạt lọc. Bên cạnh đó quá trình lọc còn giữ lại được các hạt keo sắt, keo hữu cơ gây ra độ đục và độ màu có kích thước nhỏ hơn các lỗ rỗng nhưng có khả năng kết dính và hấp thụ trên bề mặt vật liệu lọc. Trong xử lý nước gia đình không sử dụng hồ lọc mà chỉ sử dụng các loại cột lọc bằng inox hoặc composite có công suất nhỏ (từ 400→1500l/h) để dễ dàng sử dụng, vận chuyển và lắp ráp.
Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lọc:
- Kích thước hạt lọc, sự phân bố kích thước hạt lọc trong hệ thống lọc
- Thành phần vật liệu lọc, chiều cao lớp lọc, tốc độ lọc
- Kích thước. hình dạng, trọng lượng riêng, khả năng kết dính của cặn bẩn lơ lững trong nước xử lý
- Nhiệt độ và độ nhớt của nước.
Vật liệu lọc là nhân tố rất quan trọng trong quá trình lọc vì vậy phải lựa chọn vật liệu lọc chất lượng, phù hợp với nguồn nước cần lọc.
Đây là cách khử sắt đơn giản được nhiều khách hàng áp dụng và đạt được kết quả cao. Quý khách có thể xây bể lọc bằng bê tông hoặc sử dụng các thùng chứa bằng nhựa, inox để làm thành bể lọc thô theo các bước sau:
+ Sử dụng lưới lỗ phi 49 đặt dưới đáy bồn để thu nước đầu ra
+ Cho vật liệu lọc vào theo trình tự: Sỏi lọc→Cát thạch anh→Than hoạt tính→Cát mangan. Bề dày tổng các lớp hạt lọc là từ 60cm -100cm tuỳ vào chiều cao của bể lọc
+ Trên bể lọc làm giàn phun mưa để tạo điều kiện cho nước tiếp xúc với không khí để làm tăng hiệu quả cho bể lọc.
Mô hình bể lọc nước nhiễm sắt đơn giản
Nước chua phèn là nước có chứa nhiều ion H+ và các muối thuỷ phân mang tình axit AlCl3, Al2(SO4)3, FeCl3, FeSO4. Nước chua phèn không có tính chất đệm ( Hàm lượng ion HCO3-, CO3- rất thấp) nên không thích hợp cho đời sống của vi sinh vật dưới nước. Nước chua phèn thường gặp nhiều ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long.
- Dùng tro bếp liều lượng từ 5-10g/l nước khuấy đều trong nước sau đó để lắng và gạn lấy nước trong sử dụng. Tro bếp làm tăng độ Ph, tăng độ kiềm HCO3-, giữ lại được một phần sắt và nhôm. Nước sau khi lắng qua tro bếp có vị ngọt có thể uống được nhưng vẫn còn hơi tanh. Tuy nhiên đây là cách xử lý chưa tốt ưu vì lượng tro bếp có hạn, mất nhiều thời gian cho việc xử lý
- Dùng bã thơm sấy khô để lọc nước chua phèn. Nước sau lọc có vị ngọt làm cho ta có cảm giác có thể uống được. Tuy nhiên độ Ph của nước vẫn không tăng, hàm lượng sắt và nhôm không giảm.
- Dùng sođa (Na2CO3) để nâng Ph nguồn nước, tạo môi trường cho quá trình keo tụ lượng sắt hoà tan, sau đó để lằng và lọc qua bể lọc bằng cát. Nước sau xử lý đạt tiêu chuẩn nước sinh hoạt, ăn uống.
- Sử dụng hoá chất tổng hợp gồm: FeCl3, Na2CO3, PAC. Các hoá chất này có tác dụng tạo môi trường để ion Al3+ chuyển về dạng hydroxyt nhôm và các muối nhôm ở dạng keo. Sau khi xử lý thì ion SO4- trong nước giảm đi. Các hoá chất này tạo được các bông cặn to và dễ dàng lắng xuống. Nước sau xử lý đảm bảo tiêu chuẩn nước ăn uống sinh hoạt. Hoá chất này tổng hợp từ các chất đang dùng để xử lý nước nên hoàn toàn không ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Xử lý nước nhiễm canxi là làm giảm nồng độ tác nhân gây độ cứng của nước là ion Ca2+ và Mg2+
Sử dụng một số loại hoá chất như: Vôi, Sođa ( Na2CO3), xút ( NaOH)... pha vào nước để kết hợp với Ca2+ và Mg2+ ở dạng hoà tan trong nước thành các hợp chất không tan dễ lắng và lọc.
- Phương pháp dùng nhiệt làm giảm độ cứng của nước dựa trên nguyên tắc: Khi đun nóng nước cân bằng hợp chất cacbonic chuyển dịch về phía tạo ra cặn không tan Cacbonat canxi.
Ca( HCO3)2 → CaCO3 + CO2 + H2O
- Khi đun sôi độ cứng của nước giảm đi nhiều tuy nhiên không thể khử hoàn toàn độ cứng của nước mà trong nước vẫn còn CaCO3 hoà tan. Vì vậy chúng ta có thể nhận biết nước cứng khi các thiết bị đun nấu hay bị đóng cặn dưới đáy.
- Người ta sử dụng các loại hạt không tan trong nước nhưng có khả năng trao đổi ion (Cationit) để khử độ cứng. Khi ngâm trong nước các hạt cationit này sẽ hấp thụ các cation của muối hoà tan( Ca2+, Mg2+, Na+, Fe2+...) lên bề mặt hạt và nhả vào nước một số lượng tương đương cation (H+) đã được cấy lên bể mặt hạt từ trước.
- Sau một thời gian sử dụng các hạt cationit sẽ mất khả năng trao đổi ion do tất cả các nhóm hoạt tính của chúng đã bị thay thế bằng ion Ca2+ và Mg2+. Để khôi phục lại khả năng trao đổi của cationit người ta sẽ rửa chúng bằng dung dịch muối ăn.
Công nghệ thẩm thấu ngược hay còn gọi là công nghệ RO hoạt động theo nguyên lý thẩm thấu ngược, sử dụng màng lọc RO có các lỗ lọc có kích cỡ siêu nhỏ: 0.0001 micron. Giúp lọc sạch các tạp chất, chất tan trong nước, kim loại nặng, loại bỏ đến 99.99% vi khuẩn, virus trong nước. Mang lại nguồn nước tinh khiết, an toàn, có thể uống ngay không cần đun lại.
Xử lý nước bằng máy lọc RO
Một số biện pháp xử lý nước nhiễm mặn hiệu quả
Đây là phương pháp lọc nước qua 2 bể lọc H-cationit và OH-anionit.
- Bể lọc H-cationit : Các cation của muối hoà tan sẽ trao đổi với các ion H+ của hạt cationit các muối hoà tan trong nước sẽ chuyển hoá thành các axit tương ứng:
RH + NaCl → RNa + HCl
2RH + Na2SO4 → 2RNa + H2SO4
- Sau khi nước đã khử cation ở bể H-cationit sẽ chuyển tiếp qua bể OH-anionit, các hạt anionit sẽ hấp thụ các anion của axit mạnh như Cl- và SO4-
[An]OH + HCl → [An]Cl + H2O
2[An]OH + H2SO4 → [An]2SO4 + 2H2O
- Nước sau khi qua bể lọc đã được khử muối hoàn toàn. Các bể lọc H-cationit sẽ được hoàn nguyên bằng dung dịch axit 1-1,5%. Còn bể lọc OH-anionit thì sử dụng dung dịch kiềm hay sođa để hoàn nguyên.
- Phương pháp này rất tốn kém nên không thích hợp sử dụng trong gia đình
Đây là phương pháp lọc nước qua màng bán thấm đặc biệt bằng Axetyl xenlulo ( màng RO). Màng lọc chỉ cho nước đi qua còn các ion của muối hoà tan trong nước sẽ bị giữ lại. Để lọc được nước qua màng này phải tạo ra áp lực dư trong nước đầu nguồn lớn hơn so với áp lực thẩm thấu của nước qua màng.
Phương pháp khử mặn này đang được sử dụng rộng rãi thông qua dòng máy lọc nước RO gia đình hoặc hệ thống lọc nước RO công nghiệp.
Sử dụng hệ thống lọc nước là cách hữu hiệu nhất để làm sạch nguồn nước ô nhiễm đem lại nguồn nước trong lành, thanh khiết, đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sạch trong sinh hoạt gia đình và trong sản xuất. Hệ thống lọc có thể sử dụng trong trường hợp nước giếng khoan nhiễm phèn, nhiễm canxi, nước có chứa nhiều kim loại nặng, nước bị ô nhiễm các hoá chất độc hại như thuốc nhuộm, thuốc tẩy, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ...Hoặc sử dụng hệ thống lọc để xử lý nước máy có mùi Clo
Hệ thống lọc nước có nhiều ưu điểm hơn so với các phương pháp khác
- Xử lý được nhiều loại nước khác nhau: Nước nhiễm sắt, nước nhiễm canxi, nước chua phèn, nước lợ...
- Hệ thống lọc nhỏ gọn dễ vận chuyển, lắp ráp và sử dụng
- Hệ thống lọc có thể sử dụng trong gia đình và trong sản xuất công nghiệp
- Xử lý được nhiều nguồn nước: Nước giếng khoan, nước ao hồ, nước sông, nước thuỷ cục
- Thời gian sử dụng lâu dài trên 10 năm
- Chi phí đầu tư ban đầu ít
- Chất lượng nước đạt chuẩn nước sinh hoạt của bộ y tế.
Hệ thống lọc cơ bản gồm có các thành phần như sau:
+ Bồn chứa nước tiền lọc: Bồn inox hoặn bồn nhựa dung tích 500l trở lên
+ Chân bồn chứa nước cao từ 1,5m trở lên để tạo áp lực đẩy nước qua cột lọc. Có thể thay thế chân bồn bằng máy bơm đẩy.
+ Cột lọc thô ( 2 hoặc 3 cột) bên trong có chứa vật liệu lọc chuyên dụng: Sỏi lọc, cát thạch anh, than hoạt tính, cát mangan, hạt nhựa, hạt nâng Ph.
+ Hệ thống ống, van, co, tê
+ Ly lọc tinh : 20 inch bên trong có lõi lọc PP
+ Bồn chứa nước sạch
+ Trang bị thêm phao điện tự động ở bồn tiền lọc, phao cơ chống tràn ở bồn chứa nước sạch.
Quy trình lọc nước giếng khoan bao gồm các công đoạn sau:
Giai đoạn tiền lọc
Hệ thống lọc tự chảy hoặc dùng bơm áp lực
Lọc qua bộ lọc tinh
Bồn chứa nước sau lọc
Đầu tiên nước từ giếng khoan sẽ được bơm lên bồn chứa nước tiền lọc. Hàm lượng phèn sắt, mangan tồn tại dưới dạng ion hoà tan trong nước nên nước sẽ không có màu. Tại bồn này nước giếng khoan được tiếp xúc với khí oxi sẽ làm cho hàm lượng sắt kết tủa một phần vì vậy nước chuyển sang màu vàng nhạt, có cặn lơ lửng. Để nước có thể tiếp xúc được với khí oxi trong không khí thì không đậy kín nắp bồn. Có thể làm thêm bộ trộn khí hoặc giàn phun mưa để tăng thêm hiệu quả
Sau đó nước được đưa qua hệ thống lọc gồm hai hoặc ba bình lọc nối tiếp nhau có chứa các loại vật liệu lọc đặc biệt có khả năng xúc tác, đẩy nhanh quá trình oxi hoá sắt(II) thành sắt(III) kết tủa dạng bông cặn. Lượng sắt kết tủa sẽ được giữ lại bên trong hệ thống lọc. Do đó khi sử dụng một thời gian hệ thống lọc phải được xúc rửa để đưa các chất bẩn ra ngoài. Nếu sử dụng hệ thống lọc tự chảy thì bồn tiền lọc phải có chân cao từ 1,8m trở lên như vậy mới đủ áp lực để đưa nước qua hệ thống lọc. Còn nếu không có chân bồn cao thì có thể dùng bơm áp lực để đưa nước qua hệ thống lọc.
Bước cuối cùng cho nước đi qua bộ lọc tinh để lọc lại các cặn bẩn còn sót lại vì lõi lọc tinh có lỗ lọc rất nhỏ chỉ 1 micron.
Nước sau khi qua toàn bộ hệ thống lọc sẽ được trữ vào bồn chứa nước sạch để đem đi sử dụng
Hệ thống xử lý tốt mọi nguồn nước
* Đối với những giếng khoan tương đối sạch ít tạp chất, ít phèn thì ta chỉ cần sử dụng hai cột lọc hoặc làm bồn lọc thô bằng cát và than là nước đã sạch
* Với những giếng khoan bị nhiễm phèn nặng thì nên làm thêm bể lắng và dàn phun để kết tủa bớt lượng phèn trước khi cho qua hệ thống lọc. Trong một số trường hợp phải dùng đến các loại hoá chất chuyên dụng mới có thể khử được phèn sắt trong nước giếng khoan
Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực lắp đặt các hệ thống lọc nước chúng tôi xin đưa ra một số lưu ý cho quý khách hàng khi lựa chọn lắp đặt các hệ thống lọc nước như sau:
Lựa chọn cơ sở uy tín, có giấy phép kinh doanh, các sản phẩm được chứng nhận phân phối chính hãng, có tem mác chống hàng giả đầy đủ
Lựa chọn nơi tin tưởng với đội ngũ kỹ sư có kinh nghiệm để lắp đặt các hệ thống lọc nước vì quá trình lắp đặt cũng quyết định khá lớn tới độ hoạt động trơn tru và độ bền của máy lọc
Chú ý về thời gian thay các bình lọc để lọc nước được hoạt động tốt nhất
Mỗi gia đình nên căn cứ vào lượng nước sử dụng nhiều hay ít của gia đình để lựa chọn được dòng máy phù hợp nhất.
Hệ thống lọc nước hiện cũng khá phổ biển và có thể tìm kiếm được nhiều cơ sở lắp đặt tuy nhiên hãy lựa chọn một cơ sở uy tín để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất về cách xử lý nước giếng khoan . Gợi ý không thể bỏ qua cho các gia đình là công ty TNHH Tân Bình
Địa chỉ: 85/82 Đường Bình Thành, Phường Bình Hưng Hoà B, Quận Bình Tân, TP. HCM
Địa chỉ website: https://locphen.net/ hoặc liên hệ trực tiếp qua hotline: 090.3945.568 - Mr Huy để được tư vấn cụ thể nhất!
Xem thêm các bài viết khác
* Các loại bình lọc nước phèn tốt nhất hiện nay
* Sơ đồ lắp đặt hệ thống lọc nước giếng khoan
* Cột lọc Composite nhập khẩu chính hãng tại TP. HCM
Đánh giá:
Gửi đánh giá của bạn về bài viết: | Gửi đánh giá |
Chia sẻ bài viết: