Lọc Nước giếng khoan là nguồn nước vô cùng quan trọng đối với người dân Việt Nam. Tại các vùng nông thôn người dân chủ yếu ăn uống, sinh hoạt bằng nước giếng khoan. Vậy chúng ta đã biết gì về nguồn nước mà hàng ngày chúng ta sử dụng chưa? Nó có an toàn cho sức khoẻ? Bài viết này tôi xin cung cấp cho quý khác một số thông tin cần thiết về nước giếng khoan.
Xem thêm
+ Giá thiết bị lọc nước giếng khoan
+ Bộ lọc nước giếng khoan gia đình sử dụng nhiều nhất hiện nay
Nước giếng khoan chính là nước ngầm trong lòng. Từ xa xưa người dân đã biết khai thác nước ngầm dưới lòng đất để sử dụng trong sinh hoạt, ăn uống. Do đặc điểm địa lý từng khu vực mà nước giếng khoan thường bị nhiễm phèn sắt, nhiễm canxi, nhiễm mặn...gây ra những khó khăn cho đời sống của người dân. Tuỳ vào độ sâu của nước giếng khoan mà nó có đặc điểm khác nhau.
Nước giếng khoan
Trong nước giếng khoan có rất nhiều chất khác nhau có những chất có lợi cho cơ thể nhưng cũng có không ít thành phần gây ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. Một số thành phần hay gặp trong nước giếng khoan:
- Hàm lượng phèn sắt, mangan: đây là thành phần mà ta thường hay gặp nhất trong nước giếng khoan. Nó làm cho nước giếng có màu vàng nâu, mùi hôi tanh, vị chua.
- Các chất khí gây mùi: Metan, H2S, NH3
- Các vi khuẩn tự nhiên sống gần với sắt và mangan
- Các chất khoáng hoà tan
- Ngoài ra nước giếng khoan còn chứa các chất hoá học như nitrat, nitrit, các kim loại nặng Asen, chì, mangan, canxi…Các chất này chỉ gặp ở một số khu vực nhất định.
Nước nhiễm phèn sắt là tình trạng hàm lượng kim loại sắt trong nước giếng cao, vượt quá mức cho phép. Các ion Sắt hòa tan trong nước ( Fe2+, FeSO4, Fe(HCO3)2 khiến cho nước giếng khoan có màu vàng và mùi tanh khó chịu. Khi để lâu ngoài không khí các ion Sắt hòa tan Fe2+ sẽ chuyển hóa thành ion Sắt Fe3+ dạng bông sợi, khiến nước bị đục và có màu nâu đỏ.
Ảnh hưởng của nước nhiễm sắt tới đời sống con người
- Nước nhiễm sắt gây mất mỹ quan vì nước thường có màu vàng đục, mùi tanh, vị chua
- Nước nhiễm sắt đóng cặn gây tắc các đường ống dẫn nước, làm hoen ố, rỉ sét các vật dụng trong gia đình các dụng cụ chứa nước đều bị ăn mòn, làm cho quần áo bị ngả màu, dễ mục nát
Khi người dân sử dụng nước bị nhiễm sắt mà chưa qua xử lý thì nó gây ra hậu quả: gây bệnh đau bao tử, tắm rửa bị rộp da, nếu dùng sẽ gây hư hại cho men răng, hệ tiêu hóa vì nước quá chua, gây bệnh rối loạn thần kinh, gây loãng xương ở người già và ảnh hưởng tới chứa năng lọc máu của thận, lượng sắt cao gây vị khó chịu cho nước dùng
Hình ảnh nước giếng khoan nhiễm phèn sắt
Trong những năm gần đây, hiện tượng xâm nhập mặn có diễn biến vô cùng phức tạp. Đặc biệt tại các tỉnh Miền Tây khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Do vị trí địa lý nơi đây giáp với biển Đông và có độ cao thấp so với mực nước biển. Mức độ nhiễm mặn trong thời kỳ mùa khô tại nơi đây càng có xu hướng gia tăng qua từng năm. Hiện tượng thiên tai này tác động tiêu cực đến đời sống sinh hoạt và nền kinh tế của con người. Đồng thời, các công tác quản lý, trồng trọt, an sinh xã hội của địa phương vô vàn khó khăn.
Tình trạng thiếu nước ngọt là một trong những thiệt hại to lớn nhất. Người dân không thể sử dụng nước nhiễm mặn để phục vụ cho các mục đích sinh hoạt. Như tắm rửa, vệ sinh, giặt giũ. Do nước muối cho tính ăn mòn cao, gây hư hại hệ thống dẫn nước, vật dụng chứa nước,.. Con người tiếp xúc trực tiếp bị nước mặn ăn mòn da tay nghiêm trọng.
Không có nước ngọt, nông dân không thể tươi tiêu các loại cây ăn quả, cây hoa màu, lương thực. Việc nuôi trồng các giống thủy sản cũng bị thiệt hại nặng nề bởi hiện tượng xâm nhập mặn .
Nước cứng là loại nước chứa hàm lượng chất khoáng cao, chủ yếu là hai ion calci (Ca2+) và magie (Mg2+). Nước cứng được hình thành khi nước ngầm thấm qua những lớp đá vôi, đá phấn, hoặc thạch cao mà những loại đá này vốn chứa lượng lớn ion calci và magie ở dạng hợp chất cacbonat, hydro cacbonat, sulfat. Trong nước cứng cũng có thể chứa các ion sắt, khi bị oxy hóa những ion này sẽ xuất hiện dưới dạng vết ố nâu đỏ trên bề mặt vật liệu tráng men hoặc vải sợi.
Biểu hiện thường gặp của nước cứng
* Trong sinh hoạt
- Nước cứng gây ra cặn vôi bên trong bình nấu nước
- Nước cứng làm giảm khả năng tạo bọt của xà phòng, đồng thời làm giảm tác dụng tẩy rửa do tạo muối calci không tan.
- Đối với các đồ dùng trong nhà bếp để đun nấu như bình nấu nước hoặc bình nóng lạnh, CaCO3 tạo ra khi đun sôi nước, gây cáu cặn, làm giảm khả năng dẫn và truyền nhiệt, tiêu hao điện năng, gây lãng phí, đồng thời nhanh làm hỏng sản phẩm.
- Dùng nước cứng để nấu ăn sẽ làm đậu, thịt khó chín, làm mất vị và màu sắc thực phẩm. Ngoài ra nước cứng còn làm khô da và tóc khi sử dụng thường xuyên.
* Trong công nghiệp
- Cặn vôi bám bên trong một đường ống, làm giảm hiệu quả truyền nhiệt
Biểu hiện thường gặp của nước nhiễm canxi
Để xử lý nguồn nước giếng khoan ta phải dựa vào thành phần của nước giếng khoan mà đưa ra phương pháp xử lý cho phù hợp. Có nhiều cách xừ lý nước giếng khoan khác nhau. Sau đây tôi xin đưa ra một số cách xử lý nguồn nước giếng khoan tối ưu nhất dễ thực hiện trong trong gia đình.
Để xử lý nước nhiễm phèn sắt ta có thể dùng các cách đơn giản
- Dùng vôi sống:
Cách làm : Lấy 50g vôi sống cho vào khoảng 700l nước, sau đó dùng cây khuấy đều vôi với nước để nước lắng xuống, gạn lấy nước trong để sử dụng.
- Dùng phèn chua
Phèn chua giã nhỏ cho 1g vào khoảng 20l nước quấy đều phèn chua với nước nhiều lần để sắt và phèn kết tủa lắng dần xuống đáy. Gạn lấy phần nước trong để sử dụng
- Dùng tro bếp
Dùng khoảng 0,8 kg tro bếp cho 100 lít nước khuấy đều tro bếp sau đó để một thời gian cho phèn sắt lắng xuống, tro bếp có khả năng làm tăng pH, tăng độ kiềm HCO3-, giữ lại một phần sắt, nhôm. Nước qua lắng bằng tro có vị ngọt, uống được nhưng vẫn còn có mùi hôi tanh.
- Làm bể lắng, lọc, dàn mưa
Làm giàn mưa bằng ống nhựa, khoan 150 - 200 lỗ có đường kính từ 1,5mm đến 2 mm tùy theo công suất máy bơm đang sử dụng. Bên dưới dàn phun ta xây bể có hai ngăn, một ngăn là bể lắng, một ngăn là bể lọc. Bể lắng tiếp xúc có chức năng giữ nước lại sau quá trình làm thoáng trong một thời gian đã để quá trình ôxy hoá và thuỷ phân dẫn diễn ra hoàn toàn, đồng thời tách một phần cặn nặng trước khi chuyển sang bể lọc
Bể lọc tiếp xúc có cấu tạo như các bể lọc thông thường với nhiều loại vật liệu lọc bằng sỏi, cát thạch anh, than hoạt tính, cát mangan... sắp xếp thành từng lớp.
Xem thêm: Hướng dẫn cách làm bể lọc nước giếng khoan đơn giản
- Dùng cột lọc nước.
Sử dụng cột lọc nước là biện pháp tốt nhất đối với nguồn nước giếng khoan bị ô nhiễm. Cột lọc nước khá nhỏ gọn, không tốn nhiều diện tích, có thể láp đặt ở bất cứ nơi nào. Cột lọc nước vận hành đơn giản, chất lượng nước luôn đảm bảo tiêu chuẩn nước sinh hoạt, giá thành rẻ phù hợp với mọi gia đình. Khi có nhu cầu quý khách chỉ cần liên hệ SĐT: 0903945568 sẽ có nhân viên tư vấn và lắp đặt trong ngày.
Hệ thống xử lý nước Inox 304
Xử lý nươc giếng khoan bằng cột Composite
Xem thêm:
phương pháp khử độ cứng được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay đó là phương pháp trao đổi ion, sử dụng cột lọc có chứa hạt trao đổi ion.
Nguyên lý của phương pháp trao đổi ion: Trong phương pháp làm mềm nước cứng bằng công nghệ trao đổi ion, nước cần xử lý được đi qua một thiết bị chứa những hạt nhựa trao đổi ion. Những hạt nhựa này được làm từ một loại polyme có chứa những nhóm chức mang điện tích âm. Những nhóm chức liên kết yếu với những ion trái dấu (mang điện tích dương) để đảm bảo trung hòa điện tích. Khi tiếp xúc với dung dịch, những ion trái dấu này (cation) dễ dàng tách ra khỏi polyme, di chuyển vào dung dịch, đồng thời trao đổi với những cation khác có sẵn trong dung dịch và liên kết với các nhóm thế của polyme. Nước cứng sau khi đi qua lớp hạt trao đổi ion sẽ giảm nồng độ Ca2+ và Mg2+, đồng thời chứa ion Na+ trong dung dịch. Khi những hạt nhựa trở nên bão hòa calci và magie, tức không thể trao đổi thêm ion, nước cứng đi qua thiết bị trao đổi ion sẽ không thể được làm mềm nữa. Lúc này, thiết bị trao đổi ion cần được hoàn nguyên bằng cách bơm dung dịch muối natri chloride (NaCl) nồng độ 10% vào thiết bị.
Để khử độ mặn của nước cách tối ưu nhất là sử dụng công nghệ lọc ngược RO. Tuỳ theo công suất sử dụng mà có các hệ thống lọc khác nhau.
Thực chất của phương pháp xử lý nước bị nhiễm mặn này là dùng máy xử lý nước mặn, lọc nước nhiễm mặn bằng màng lọc Ro thẩm thấu đặc biệt bằng Axetyl Xenlulo. Màng chỉ cho nước đi qua còn các ion của muối hòa tan trong nước được giữ lại.
Để lọc nước biển, nước nhiễm mặn thành nước ngọt, máy lọc sẽ phải sử dụng máy tăng áp nhằm tăng áp lực đẩy nước đi qua các màng lọc. Khí đó, nước sạch sẽ được chảy vào bình chứa còn cặn bẩn, ion sẽ bị giữ lại trên các màng lọc.
Máy lọc nước nhiễm mặn công suất nhỏ dùng cho gia đình
Máy lọc nước nhiễm mặn quy mô gia đình
Hệ thống lọc nước nhiễm mặn công suất lớn
Hệ thống xử lý nước mặn thành nước ngọt công suất 250l/h
Đó là một số thông tin cần thiết về nước giếng khoan và cách xử lý đơn giản, hiệu quả. Nếu có điều gì thắc mắc cần tư vấn thêm quý khách hãy liên hệ với chúng tôi
- ĐC: 85/82 Đường Bình Thành, Phường Bình Hưng Hoà B, Quận Bình Tân, TP. HCM.
- SĐT: 090.3945.568 - Mr. Huy; 098.6011.995
- Website: Locphen.net
Chúng tôi là đơn vị chuyên cung cấp, lắp đặt hệ thống xử lý nước giếng khoan trên toàn quốc. Với đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm sẽ hỗ trợ quý khách hàng tìm ra giải pháp tốt nhất để làm sạch nguồn nước giếng khoan.
Bài viết nhiều người tìm kiếm
- Các loại bình lọc nước phèn tốt nhất hiện nay
- Cách xử lý nước giếng khoan đơn giản, hiệu quả
Đánh giá:
Gửi đánh giá của bạn về bài viết: | Gửi đánh giá |
Chia sẻ bài viết: