Hiện tượng xâm nhập mặn diễn ra tại hầu hết các địa phương ven biển, gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất và sinh hoạt của người dân, đặc biệt tại những cửa sông đổ ra biển. Hai đồng bằng rộng lớn của Việt Nam là Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long là những nơi chịu ảnh hưởng lớn nhất của hiện tượng này.
Ngày nay người ta đã đưa ra các giải pháp xử lý nước nhiễm mặn hiệu quả nhằm đáp ứng nhu cầu nước ăn uống và sinh hoạt của người dân.
Xem thêm
Nước giếng khoan - Cách xử lý nước giếng khoan đơn giản, hiệu quả
- Nước ngầm được sử dụng rộng rãi để bổ sung cho nguồn nước mặt nhằm đáp ứng nhu cầu nước ngày càng tăng. Tuy nhiên, một trong những vấn đề đối với hệ thống nước ngầm ở những vùng ven biển chính là xâm nhập mặn.
- Xâm nhập mặn là quá trình thay thế nước ngọt trong các tầng chứa nước ở ven biển bằng nước mặn do sự dịch chuyển của khối nước mặn vào tầng nước ngọt. Xâm nhập mặn làm giảm nguồn nước ngọt dưới lòng đất ở các tầng chứa nước ven biển do cả hai quá trình tự nhiên và con người gây ra
- Ở khu vực phía Nam, ĐBSCL chịu ảnh hưởng của thủy triều từ cả biển Đông và biển Tây.Trong mùa khô cạn, khi lưu lượng nước ở thượng lưu đổ về giảm, thủy triều ảnh hưởng mạnh lên thượng lưu và hệ thống kênh rạch nội đồng, dẫn theo nước mặn xâm nhập sâu cả trên sông và nội đồng. Theo thống kê, có trên 50% diện tích ĐBSCL bị nhiễm mặn, gồm địa phận các tỉnh: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang…
Nước nhiễm mặn là nguồn nước có chứa hàm lượng lớn các chất muối hòa tan (nhiều nhất là muối NaCl) vượt qua ngưỡng cho phép của bộ y tế. Nước ngầm, nước ao hồ, sông suối bị nhiễm mặn chủ yếu do quá trình xâm nhập của nước biển vào sâu trong đất liền.
Theo tiêu chuẩn của bô y tế thì hàm lượng muối trong nước sinh hoạt, ăn uống không vượt quá 250mg/l. Nếu hàm lượng muối cao hơn thì phải xử lý nguồn nước trước khi sử dụng để bảo vệ sức khoẻ, tránh thiệt hại về kinh tế.
Hiện tượng nhiễm mặn thường xảy ra vào mùa khô
Nếu thường xuyên sử dụng nước nhiễm mặn để ăn uống , sinh hoạt, sản xuất, tưới tiêu…sẽ gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng:
- Đối với sức khỏe: Sử dụng nước nhiễm mặn trong sinh hoạt và ăn uống làm cho cơ thể bị mất nước, gây ra một số bệnh nguy hiểm như bệnh tim mạch, suy thận , suy gan, bệnh dạ dày, giảm sức đề kháng cho cơ thể,…Khi sử dụng nguồn nước nhiễm mặn trong sinh hoạt như: tắm, rửa, vệ sinh,.. sẽ có khả năng gây ra các bệnh ngoài da như: viêm da, mụn nhọt, ghe lở, hắc lào,..
- Nước mặn làm hư hỏng, phá hủy các thiết bị, đồ dùng sinh hoạt trong nhà đặc biệt là các thiết bị điện, các thiết bị được làm bằng kim loại. Vì muối sẽ tác dụng với kim loại và khiến kim loại đó bị ăn mòn và phân hủy.
- Đối với ngành nông nghiệp: nghiêm trọng là khi nguồn nước nhiêm mặn được sử dụng trong tưới tiêu sẽ khiến cây trồng bị héo, rụng lá, chết cháy, gây mất mùa màng, đất đai bị cằn cỗi, ảnh hưởng nghiêm trọng kinh tế của người dân.
Cơ sở của phương pháp này chính là đun nóng nước tới điểm sôi để chuyển thành dạng hơi sau đó ngưng tụ lại thành nước tinh khiết. Phương pháp này thích hợp với mọi loại nước có độ mặn khác nhau. Tuy nhiên nhược điểm của phương pháp này chính là làm thủ công, tốn thời gian, tốn nhiên liệu. Phương pháp chưng cất nhiệt cổ truyền thường được sử dụng để lấy nước ngọt
Sơ đồ chưng cất
Khử muối của nước bằng phương pháp trao đổi ion Ta cho nước cần xử lý qua hai cột lọc chứa hạt nhựa trao đổi ion
Hạt Trao đổi ion xử lý nước nhiễm mặn
Công nghệ thẩm thấu ngước RO là phương pháp lọc nước qua màng thẩm thấu ngược R.O với kích thước khe hở màng siêu nhỏ 0.0001 micromet, màng chỉ cho nước tinh khiết đi qua còn các ion của muối hòa tan trong nước bị giữ lại và đi theo đường nước thải đi ra ngoài. Phương pháp này khắc phục được toàn bộ nhược điểm của những công nghệ trên.
Máy lọc nước nhiễm mặn được sử dụng nhiều nhất hiện nay là máy RO. Máy lọc hoạt động dựa trên nguyên tắc thẩm thấu ngược sử dụng màng lọc RO có kích thước siêu nhỏ 0.0001 micromet để loại bỏ các ion muối dạng hoà tan ra khỏi nước. Máy lọc nước mặn có nhiều công suất khác nhau tuỳ thuôc vào nhu cầu sử dụng của mỗi người.
Đây là loại máy có công suất nhỏ chỉ từ 10-20l/h phù hợp lọc nước ăn, uống cho gia đình.
Máy lọc nước nhiễm mặn sử dụng gia đình
Loại máy này có công suất lọc từ 30-60l/h thích hợp sử dụng cho cơ sở sản xuất có số lượng công nhân ít, các trường mần non nhỏ...
Nếu cần sử dụng lượng nước lớn quý khách hàng cần sử dụng hệ thống RO công nghiệp. Công suất hệ thống từ 250l/h trở lên. Hệ thống RO công nghiệp khá phức tạp ví nó bao gồm nhiều thành phần khác nhau:
- Cột lọc thô: Gồm có ba cột bằng composite không sử dụng cột inox 304 vì nước mặn sẽ làm lủng vỏ cột lọc.
- Máy bơm: Tuỳ số lượng màng lọc mà lựa chọn máy cho phù hợp
- Khung máy: Được làm từ inox 304
- Màng lọc RO: Có nhiều loại màng lọc khác nhau. Công ty chúng tôi sử dụng màng Down nhập khẩu từ USA
- Bộ lọc tinh, Tủ điện...
Hệ thống lọc nước mặn thành nước ngọt công suất 250l/h
Do cấu tạo từ nhiều thành phần khác nhau nên giá của hệ thống máy lọc nước nhiễm mặn công nghiệp khá cao. Để biết thêm chi tiết về máy lọc nước nhiễm mặn, máy lọc nước phèn, lọc nước giếng khoan... vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ:
* 85/82 Đường Bình Thành, phường Bình Hưng Hoà B, Quận Bình Tân, TP. HCM
* SĐT: 0903945568 - Mr. Huy; 0986011995
* Website: Locphen.net
Các loại máy lọc nước nhiễm mặn là biện pháp tốt nhất hiện nay để xử lý nguồn nước nhiễm mặn. Tuy nhiên máy lọc chủ yếu đáp ứng nhu cầu ăn uống của người dân là chính. Còn nguồn nước để tưới tiêu thì vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn.
Bài viết được xem nhiều nhất
Thiết bị lọc nước giếng khoan gia đình giá rẻ
Các loại bình lọc nước phèn giếng khoan tốt nhất hiện nay
Cách xử lý nước giếng khoan nhiễm sắt hiệu quả
Đánh giá:
Gửi đánh giá của bạn về bài viết: | Gửi đánh giá |
Chia sẻ bài viết: