Nước giếng khoan (nước ngầm) là nguồn nước sử dụng chính của người dân Việt Nam đặc biệt tại những nơi chưa có nguồn nước cấp từ các nhà máy. Vấn đề đáng quan tâm, lo lắng ở đây là nước giếng ngày càng trở nên ô nhiễm gây ra nhiều vấn đề về sức khoẻ cho con người.
Vì vậy việc xử lý nguồn nước giếng khoan trước khi đưa vào sử dụng là rất cần thiết để bảo đảm an toàn cho mỗi gia đình. Bài viết này chúng tôi xin giới thiệu đến quý khách hàng một số cách xử lý nước giếng khoan đơn giản, hiệu quả và tiết kiệm chi phí.
Xem nhanh
* Các loại bình lọc nước phèn giếng khoan tốt nhất hiện nay
Trong nước giếng khoan có rất nhiều thành phần khác nhau, một số thành phần có lợi cho cơ thể nhưng cũng không ít chất gây ra những tác hại đối với đời sống con người. Chính vì vậy cần phải xử lý kỹ nguồn nước giếng khoan trước khi sử dụng để bảo vệ sức khoẻ cho gia đình.
- Asen và fluoride là chất gây ô nhiễm vô cơ nghiêm trọng nhất trong nước giếng khoan trên toàn thế giới. Ở Việt Nam Asen có mặt ở các khu vực như: châu thổ sông Hồng có nhiều giếng khoan có hàm lượng Asen vượt quá tiêu chuẩn theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới. Những vùng bị nhiễm phèn nghiêm trọng nhất là phía nam Hà Nội, Hà Nam, Hà Tây, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình,Thái Bình và Hải Dương. Ở đồng bằng sông Cửu Long, các nhà khoa học cũng phát hiện nhiều giếng khoan có nồng độ Asen cao nằm ở các địa phương thuộc các tỉnh Đồng Tháp và An Giang.
- Người bị nhiễm Asen ở mức độ thấp sẽ có những biểu hiện như mệt mỏi, buồn nôn và nôn, hồng cầu và bạch cầu giảm, rối loạn nhịp tim, mạch máu bị tổn thương, ảnh hưởng đến thai nhi.
- Fluoride tự nhiên trong nước ngầm đang ngày càng được quan tâm khi nước ngầm được sử dụng sâu hơn,
- Fluoride đặc biệt có thể được giải phóng từ đá núi lửa có tính axit và tro núi lửa phân tán khi nước độ cứng thấp.
- Hàm lượng Florua quá cao sẽ làm cho răng và xương bị giòn, xảy ra các vấn đề về tuyến giáp và thần kinh
Nitrat
Nitrate là chất gây ô nhiễm hóa học phổ biến nhất trong nước ngầm và tầng ngầm nước trên thế giới. Nồng độ nitrat trong nước ngầm cực kỳ cao, gây ra nhiều vấn đề sức khỏe đáng kể như : lợi tiểu, tăng cặn tinh bột, xuất huyết lá lách. đặc biệt với trẻ nhỏ dưới 6 tháng khi Nitrat vào cơ thể sẽ chuyển hoá thành Nitrit làm giảm oxi trong máu của trẻ gây khó thở và da xanh.
Sulfat (SO4 2-)
Các nguồn nước tự nhiên, đặc biệt nước biển và nước phèn, thường có nồng độ sulfat cao. Sulfat trong nước có thể bị vi sinh vật chuyển hóa tạo ra sulfit và axit sulfuric có thể gây ăn mòn đường ống và bê tông. Ở nồng độ cao, sulfat có thể gây hại cho cây trồng.
Chloride (Cl-)
Là một trong các ion quan trọng trong nước và nước thải. Chloride kết hợp với các ion khác như natri, kali gây ra vị cho nước. Nguồn nước có nồng độ chloride cao có khả năng ăn mòn kim loại, gây hại cho cây trồng, giảm tuổi thọ của các công trình bằng bê tông,...
Các kim loại nặng
Chì, Thuỷ ngân, mangan…thường có trong chất và nước thải công nghiệp. Hầu hết các kim loại nặng đều có độc tính cao đối với con người và các động vật khác. chì có trong nước thải của các cơ sở sản xuất pin, acqui, luyện kim, hóa dầu. Thủy ngân là kim loại được sử dụng trong nông nghiệp (thuốc chống nấm) và trong công nghiệp (làm điện cực). Trong tự nhiên, thủy ngân được đưa vào môi trường từ nguồn khí núi lửa. Thủy ngân là kim loại nặng rất độc đối với con người.
Tác nhân khác:
Ngoài ra còn một số tác nhân gây ô nhiễm nguồn nước khác như: Các chất hữu cơ, dầu mỡ, các vi sinh vật gây bệnh như: là vi khuẩn, virút, động vật đơn bào, giun sán…
Nước giếng khoan chứa nhiều thành phần gây hại cho cơ thể
Do đặc điểm địa chất khu vực:
Ô nhiễm asen tự nhiên xảy ra do trầm tích tầng chứa nước có chứa chất hữu cơ tạo ra điều kiện yếm khí trong tầng chứa nước. Những điều kiện này dẫn đến sự hòa tan vi sinh vật của các oxit sắt trong trầm tích và do đó giải phóng asen, thường liên kết mạnh với các oxit sắt, vào trong nước
Sự xuất hiện của fluoride có liên quan chặt chẽ đến sự phong phú và khả năng hòa tan của các khoáng chất có chứa fluoride như fluorite (CaF2). Nồng độ fluoride cao trong nước ngầm thường là do thiếu calci trong tầng chứa nước.
Hệ thống vệ sinh tại chỗ
Ô nhiễm nước ngầm cũng có thể xảy ra từ các hệ thống vệ sinh tại chỗ như hố xí và bể tự hoại, tùy thuộc vào mật độ dân số và điều kiện thủy văn. Chất lỏng lọc từ hố và đi qua vùng đất chưa bão hòa (không chứa đầy nước). Sau đó, các chất lỏng từ hố này xâm nhập vào nước ngầm dẫn đến ô nhiễm nước ngầm.
Nước thải và bùn thải
- Ô nhiễm nguồn nước giếng có thể được gây ra bởi chất thải không được xử lý dẫn đến các bệnh như tổn thương da, tiêu chảy ra máu và viêm da.
- Nước thải được xử lý từ các nhà máy xử lý nước thải cũng có thể đến tầng chứa nước nếu nước thải bị thấm hoặc thải ra các vùng nước mặt địa phương. Do đó, những chất không được loại bỏ trong các nhà máy xử lý nước thải thông thường cũng có thể tiếp cận với nước ngầm
Phân bón và thuốc trừ sâu
- Nitrate cũng có thể xâm nhập vào nước giếng khoan thông qua việc sử dụng quá nhiều phân bón, bao gồm cả việc rải phân. Điều này là do chỉ một phần phân bón dựa trên nitơ được chuyển đổi để sản xuất và các chất thực vật khác. Phần còn lại tích lũy trong đất hoặc bị mất khi hết
- Các chất dinh dưỡng, đặc biệt là nitrat, trong phân bón có thể gây ra vấn đề cho môi trường sống tự nhiên và sức khỏe con người nếu chúng bị cuốn trôi vào dòng nước hoặc bị thấm qua đất vào nước ngầm.
- Dòng chảy của thuốc trừ sâu có thể ngấm vào nước ngầm gây ra các vấn đề sức khỏe của con người từ các giếng nước bị ô nhiễm
Rò rỉ thương mại và công nghiệp
- Một loạt các chất ô nhiễm vô cơ và hữu cơ đã được tìm thấy trong các tầng chứa nước bên dưới các hoạt động thương mại và công nghiệp.
- Các cơ sở khai thác quặng và chế biến kim loại là nguyên nhân chính dẫn đến sự hiện diện của kim loại trong nước ngầm có nguồn gốc nhân tạo, bao gồm cả asen.
- Sự cố tràn dầu liên quan đến đường ống và bể chứa ngầm có thể giải phóng benzen và các hydrocacbon dầu mỏ hòa tan khác nhanh chóng thấm vào tầng ngậm nước.
- Có một mối lo ngại ngày càng tăng đối với ô nhiễm nước ngầm do xăng bị rò rỉ từ các bể chứa dầu khí ngầm của các trạm xăng
Nước rỉ từ các bãi rác
Nước rỉ rác từ các bãi chôn lấp rác không hợp vệ sinh có thể dẫn đến ô nhiễm nước giếng. Hóa chất có thể tiếp cận với nước ngầm thông qua lượng mưa và dòng chảy.
Các nguyên nhân khác
Ô nhiễm nước ngầm có thể do quá tải nước bơm, sự cố tràn hóa chất từ các hoạt động sản xuất công nghiệp, sự cố tràn hóa chất xảy ra trong quá trình vận, sử dụng thuốc diệt cỏ cũng góp phần gây ô nhiễm nước ngầm thông qua sự xâm nhập của asen.
Nguyên nhân gây ô nhiễm nước giếng
Vì trong nước giếng khoan có nhiều thành phần gây hại cho người sử dụng vì vậy chúng ta phải xử lý nguồn nước tức là loại bỏ các thành phần gây hại cho cơ thể ra khỏi nguồn nước giếng khoan nhằm đảm bảo nguồn nước giếng khoan đạt được các chỉ tiêu theo tiêu chuẩn của bộ y tế, phù hợp với mục đích sử dụng sinh hoạt, ăn uống, sản xuất...
Biết được những tác nhân gây ra ô nhiễm nguồn nước giếng khoan và những tác hại nghiêm trọng của chúng đến sức khoẻ và đời sống con người. Vì vậy xử lý nguồn nước giếng khoan trước khi sử dụng là điều rất quan trọng.
Tro bếp là một vật liệu lọc nước cực kỳ dễ tìm mà lại rất hữu dụng. Đầu tiên, bạn cho khoảng 5 đến 10 gram tro bếp vào chậu nước cần khử phèn, để khoảng 15 - 20 phút. Khi đó, phản ứng hóa học giữa các thành phần trong tro bếp với nước phèn sẽ diễn ra. Tro bếp sẽ loại bỏ các hợp chất sắt không tan và mang lại lượng nước sạch, an toàn.
Khi kết thúc phản ứng, tro bếp và các chất có hại sẽ đọng xuống dưới đáy chậu. Bạn có thể dễ dàng lọc lấy phần nước sạch đã được khử phèn và sử dụng ngay.
Tro bếp xử lý nước giếng khoan hiệu quả
Chuẩn bị
Vôi sống, dụng cụ chứa nước khoảng 700l, cây dùng để khuấy nước
Cách làm
Lấy 50g vôi sống cho vào 700l nước, sau đó dùng cây khuấy đều vôi với nước để nước lắng xuống, gạn lấy nước trong để sử dụng.
Tại sao vôi lại khử được phèn sắt trong nước giếng khoan ?
Vôi có tính kiềm, khi cho vôi vào nước, độ pH của nước giếng khoan tăng lên. Các ion Fe2+ thuỷ phân nhanh chóng thành Fe(OH)2 và lắng xuống một phần, thế ôxy hoá khử tiêu chuẩn của hệ Fe(OH)2/Fe(OH)3 giảm xuống, do đó sắt (II) dễ dàng chuyển hoá thành sắt (III). Sắt (III) hyđroxyt kết tụ thành dạng bông cặn lắng xuống và có thể dễ dàng tách ra khỏi nước. Phương pháp này có thể áp dụng cho cả nước mặt và nước ngầm.
Xử lý nước giếng khoan đơn giản bằng vôi sống
Dùng phèn chua với liều lượng 1g phèn chua cho 20 lít nước. Múc một gáo nước, hoà lượng phèn tương đương thể tích nước cần làm trong cho tan hết, cho vào dụng cụ chứa nước và khuấy đều, chờ khoảng 30 phút cho cặn lắng hết xuống đáy rồi gạn lấy nước trong để sử dụng.
Dùng phèn chua-cách xử lý nước giếng khoan tiết kiệm chi phí
Đây cũng là cách xử lý nước được nhiều gia đình sử dụng vì nó có chi phí thấp, dễ làm tại nhà đặc biệt là các gia đình ở vùng nông thôn có diện tích mặt bằng lớn để xây bể lọc, những nơi nước bị nhiễm phèn nặng cũng cần có bể lắng lớn để kết tủa phèn.
* Cách làm
- Đặt một lớp lưới lọc dưới cùng sau đó dùng sỏi nhỏ kích thước 0,5 – 1cm đổ lên trên lưới lọc ( độ dày lớp sỏi khoảng 10cm). Lớp sỏi có tác dụng làm thoáng ống lọc, chống tắc cho hệ thống ống lọc.
- Trên lớp sỏi lọc là cát thạch anh chuyên dùng hệ thống lọc nước ( dày từ 25 – 30 cm ). Cát thạch anh là thành phần không thể thiếu trong hệ thống lọc nước giếng, nước phèn. Cát thạch anh có bề mặt xốp, có thành phần chính là Silic dioxit (SiO2) nên nó có khả năng lọc sạch các chất gây ô nhiễm nguồn nước. Ngoài ra cát thạch anh còn có tác dụng ngăn vật liệu lọc khác lẫn vào lớp sỏi, gây tắc ống lọc.
- Bên trên lớp cát thạch anh là lớp hạt Mangan. Cát mangan có khả năng loại bỏ sắt, mangan và các tạp chất trong nước. Đặc biệt, cát mangan còn là một trong những vật liệu lọc có thể khử được Clo trong nước máy.
- Lớp trên cùng là than hoạt tính gáo dừa. Than hoạt tính có khả năng loại bỏ clo, florua và các hợp chất cũng như mùi vị độc hại có trong nước. Đặc biệt là có thể khử các chất bẩn, tạp chất, bụi bẩn và các kim loại nặng như: Sắt, kẽm,… trong nước sinh hoạt ( độ dày 10cm).
Các phương pháp xử lý nước giếng khoan trình bày ở trên khá dễ làm, tiết kiệm được chi phí. Tuy nhiên nó lại mất rất nhiều thời gian để xử lý triệt để nguồn nước giếng khoan. Do đó chúng tôi xin giới thiệu với quý khách hàng cách xừ lý nước giếng khoan đơn giản, được nhiều gia đình chọn sử dụng đó là sử dụng cột lọc nước giếng khoan bởi nó có nhiều ưu điểm nổi bật
- Xử lý triết để nguồn nước giếng khoan nhiểm phèn, kim loại nặng, pecmanganat, mùi hôi tanh, nước có độ cứng cao, nước nhiễm sắt...
- Rất dễ vận hành và lắp đặt, xúc rửa bình lọc, không mất thời gian để bảo trì
- Cột lọc nhỏ gọn, không tốn diện tích, có thể lắp đặt mọi nơi trong nhà
- Không tiêu tốn điện năng trong quá trình sử dụng
- Thời gian sử dụng lâu dài, chi phí thay vật liệu thấp
- Giá thành sản phẩm khá rẻ phù hợp với mọi gia đình.
Thiết bị xử lý nước giếng khoan đơn giản, hiệu quả
- Đây là loại cột có giá thành rẻ nhất. Chỉ cần bỏ ra chi phí nhỏ quý khách đã trang bị cho gia đình hệ thống lọc mang lại hiệu quả cao, bảo vệ sức khoẻ cho người thân và giữ gìn vật dụng gia đình trước tác hại của nguồn nước ô nhiễm.
- Cột lọc nhựa PVC hiện nay trên thị trường chỉ có một loại duy nhất đó là cột lọc có đường kính 220mm, cao 1100mm. Nó có hai màu là xanh dương và màu xám. Loại cột lọc này chỉ thích hợp dùng cho những gia đình ít người vì công suất lọc dao động từ 400→600l/h.
Thiết bị xử lý nước giếng khoan giá rẻ nhất
Đây là loại cột lọc nước được sử dụng nhiều nhất trong hệ thống lọc nước sinh hoạt gia đình. Mặc dù loại cột này có giá thành cao hơn các loại cột lọc khác nhưng khách hàng vẫn chọn lựa sử dụng vì nó có nhiều ưu điểm và từ xưa đến nay người dân luôn thích sử dụng những vật dụng bằng inox 304.
- Cột lọc inox rất bền và đẹp, không bị rỉ sét theo thời gian, chịu được ánh nắng mặt trời.
- Cột lọc inox 304 rất an toàn với sức khoẻ con người
- Cột inox có thể chịu được va đập mạnh do nó có độ dày lên đến 1mm
- Cột Inox không bị bám bụi, dễ dàng vệ sinh
- Các thiết bị lọc nước gia đình có đường kính nhỏ do đó giá thành của nó cũng phù hợp với điều kiện kinh tế của phần lớn người dân Việt Nam.
Thiết bị xử lý nước giếng khoan inox 304
Đây là loại cột lọc cũng khá phổ biến hiện nay bởi giá thành rẻ hơn cột inox 304, cột composite có thể chịu được tất cả mọi loại nước từ nước phèn, nước mặn, nước lợ cho đến các loại hoá chất.
Cột lọc composite thường sử dụng van ba ngả hoặc van điện tử nên rất dễ dàng trong việc xúc rửa bình lọc. Mặt khác cột composite có khả năng chịu áp lực cao nên trong trường hợp dùng bơm trợ lực người ta hay dùng nó. Tuy nhiên nó cũng có một nhược điểm đó là dễ bị lão hoá dưới tác động của ánh sáng mặt trời. Nên thường phải có mái che cho hệ thống lọc.
Xử lý nước giếng khoan bằng cột lọc Composite
Cát thạch anh, than hoạt tính gáo dừa, hạt Mangan, hạt birm, hạt nâng Ph, hạt trao đổi ion... là các loại vật liệu lọc nước giếng khoan được sử dụng khá rộng rãi trên thị trường. Mỗi loại vật liệu lọc đều có chức năng khác nhau. Tuỳ vào từng nguồn nước cần xử lý mà có sự phân bố cho hợp lý.
Tất cả hạt lọc đều có thời gian sử dụng nhất định vì vậy cần phải thay thế hạt lọc định kỳ để bảo đảm hệ thống xử lý nước luôn hoạt động tốt nhất. Theo kinh nghiệm của chúng tôi thời gian thay vật liệu lọc tốt nhất khoảng 2 năm/lần
Than hoạt tính - vật liệu quan trọng trong xử lý nước
Hạt mangan quặng khai thác từ thiên nhiên
Hệ thống xử lý nước giếng khoan tốt tại công ty Tân Bình
Công ty Tân Bình là đơn vị đầu ngành trong lĩnh vực xử lý nước giếng khoan. Với hơn mười năm kinh nghiệm chúng tôi sẽ tư vấn cho quý khách hàng những cột lọc nước giếng khoan tốt nhất hiện nay. Quý khách hoàn toàn yên tâm về chất lượng dịch vụ và giá cả sản phẩm của công ty chúng tôi.
Địa chỉ cửa hàng: 85/82 Đường bình thành, Phường Bình Hưng Hoà B, Quận Bình Tân, TP.HCM
Số điện thoại đặt hàng: 090.3945.568 ( Mr.Huy), 098.6011.995
Truy cập Website: locphen.net
Xem thêm các sản phẩm khác tại đây
* Hệ thống lọc nước giếng khoan
* Bình lọc nước giếng tốt nhất tại TP.HCM
Đánh giá:
Gửi đánh giá của bạn về bài viết: | Gửi đánh giá |
Chia sẻ bài viết: